VĂN HÓA - XÃ HỘI
Sáng 6/10/2024 (4/9ÂL), HU-HĐND-UBND-UBMTTQVN huyện Phúc Thọ long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa 4/9 ÂL và công bố điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn. Tham dự buổi Lễ có Trung tướng Trần Duy Hưng – BTĐU, Chính uỷ Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Vũ Văn Cường – UVTV, Phó Chính uỷ Tổng cục kỹ thuật, Bộ Quốc phòng; đồng chí Trần Viết Cường – Phó Vụ trưởng Vụ địa phương, Ban Tổ chức TW; đồng chí Trần Trung Hiếu – PGĐ Sở Du lịch Hà Nội; Đại tá Minh Thu Trang – Phó Tư lệnh Binh đoàn 11, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các cơ quan ban, ngành thành phố và các quận, huyện có di tích. Ở huyện Phúc Thọ có đồng chí Nguyễn Doãn Hoàn - TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Đình Sơn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Phúc Thọ; các đồng chí trong BTV Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; lãnh đạo các phòng ban, ngành, cơ quan, đơn vị, trường học; lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội các xã, thị trấn.
Đồng chí Nguyễn Đình Sơn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tuyên đọc Chúc văn tại Lễ dâng hương
Đồng chí Nguyễn Doãn Hoàn – TUV, Bí thư Huyện ủy đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm
Đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm
Đồng chí Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội trao Quyết định công nhận Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn cho xã Hát Môn
Đại biểu bấm nút khai trương Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn
Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng, huyện Phúc Thọ là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và cổ kính nhất. Tương truyền, ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 SCN, sau khi bị quan Thái thú nhà Hán là Tô Định giết chết chồng là ông Thi Sách, Bà Trưng Trắccùng em gái Trưng Nhị tụ cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát. Sau khi đánh đuổi Tô Định, Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Vĩnh Phúc. Tưởng nhớ công ơn của Hai Bà, hàng năm, cán bộ và nhân dân xã Hát Môn tổ chức 3 kỳ Đại lễ lớn trong năm: Ngày 6/3ÂL là Ngày giỗ Hai Bà, ngày 4/9ÂL là Ngày Hai Bà tế cờ khởi nghĩa và ngày 24 tháng Chạp là Ngày lễ Mộc dục. Năm 2013, Đền Hát Môn được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Năm 2016, Lễ hội Đền Hát Môn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Ngày 4/9/2024, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4613/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn trong đó công nhận điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn tại xã Hát Môn do UBND xã Hát Môn quản lý.
Lễ rước kiệu của khối Liên hiệp các di tích cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Trích đoạn: "Hai Bà Trưng phất cờ nương tử” tại Lễ kỷ niệm của Nhà hát tuồng Việt Nam
Màn trống hội ra trận tại Lễ kỷ niệm
Tại Lễ kỷ niệm, đại biểu, nhân dân và du khách thập phương được thưởng thức Màn trống hội ra trận; theo dõi phóng sự “Di tích Quốc Gia đặc biệt đền Hát Môn – điểm đến du lịch tâm linh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”; nghe công bố Quyết định công nhận điểm du lịch di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn;...Đặc biệt, Lễ rước kiệu độc đáo của khối Liên hiệp các di tích cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Trích đoạn “Hai Bà Trưng phất cờ nương tử” do Nhà hát tuồng Việt Nam biểu diễn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân và du khách thập phương. Đây là dịp để tưởng nhớ và ôn lại tinh thần bất khuất của 2 vị nữ anh hùng dân tộc, những người đã nối tiếp truyền thống 18 thế hệ Hùng Vương giữ nước, ghi trang sử vàng của dân tộc Việt Nam dựng cờ độc lập. Đây cũng là ngày mà toàn thể Nhân dân xã Hát Môn nói riêng, huyện Phúc Thọ nói chung tưởng nhớ đến công lao, nghĩa khí của hai vị nữ anh hùng dân tộc, với ý chí tự lực, tự cường đã đứng lên tụ quân, dựng cờ khởi nghĩa...
Nguồn: Thu Huyền; ảnh: Ngọc Phú; Thanh Thuỷ